Để giúp bé làm quen với thức ăn, giai đoạn phù hợp để bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung một vài thông tin về giai đoạn nên bắt đầu ăn thức ăn đặc ở trẻ.
1. Giai đoạn nên cho trẻ ăn thức ăn đặc
Trong thời gian đầu của việc ăn dặm, bé vẫn cần tiếp tục ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức làm thức ăn chính, kết hợp với lượng thức ăn đặc chỉ chiếm khoảng 10-20%. Bé nên bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn đặc, chỉ ăn 1-2 thìa cho bữa đầu tiên và tăng dần lên trong vài ngày.
Trong tháng đầu tiên, bé chỉ nên ăn 1 bữa/ngày, sau đó có thể tăng lên 2 bữa tùy theo nhu cầu của bé. Một số gợi ý về thực phẩm cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm các loại rau nấu chín như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ và trái cây đã nấu chín như đào, táo, lê… Cần lưu ý rằng thức ăn đặc cho bé ăn phải đủ mềm và cắt vừa tầm tay bé để bé có thể dễ dàng nhai, cầm nắm.
2. Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Khi cho bé ăn dặm, cần chú ý một số điểm quan trọng. Đầu tiên, với trẻ sơ sinh từ 7-11 tháng tuổi, bé sẽ có những hành động để cho bạn thấy bé muốn tự ăn bằng cách cố gắng lấy thức ăn từ tay bạn. Bạn cần cung cấp thức ăn đặc như sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền… và sử dụng yếm nhựa để bé tập ăn dặm.
Sữa chua ít đường cho bé ăn dặm
Trẻ cũng cần được làm quen với việc sử dụng thìa và có thể bắt đầu uống nước trong bữa ăn khi bé đã đủ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, không nên ép bé ăn nếu bé không thích, đồng thời tránh việc cho bé ăn những loại thực phẩm không an toàn như mật ong, hạt nguyên chất, cá mập, cá kiếm và các loại đồ ăn có nhiều muối hoặc đường.
Quá trình tập ăn dặm là quá trình quan trọng để bé có thể phát triển toàn diện, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ. Vậy nên cha mẹ đừng nên nôn nóng mà hãy kiên nhẫn, kết hợp tuân thủ những nguyên tắc đã được gợi ý trên đây. Có như vậy mới giúp bé có một quá trình ăn dặm an toàn và đúng cách.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác