Yoga là bộ môn khoa học lý tưởng được các bà mẹ tương lai lựa chọn để rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần khi mang thai. Nó bao gồm nhiều bài tập phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ, giúp các bà mẹ tương lai trở nên linh hoạt và thoải mái hơn, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ hơn.
1. Yoga giúp đẩy lùi các cơn đau lưng
Một lợi ích của yoga cho bà bầu đáng được nhắc đến là khả năng đẩy lùi tình trạng đau lưng khi mang thai. Những cơn đau lưng vốn bị coi là kẻ thù chung của phụ nữ khi mang thai bởi sự khó chịu và những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà nó đem lại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tập yoga khi mang thai sẽ giúp bạn lưu thông máu huyết, phát triển thể lực, đồng thời giúp các cơ lưng được co giãn và thư giãn sau những áp lực do thai nhi gây ra. Tình trạng đau lưng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một vài ngày tập luyện yoga.
2. Cơ bắp dẻo dai hơn
Nghe có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng thực chất yoga giúp cho cơ thể các mẹ bầu được dẻo dai hơn, thuận lợi hơn cho việc sinh nở. Yoga không chỉ giúp các bà mẹ dễ dàng nắm được kỹ thuật thở mà còn góp phần kiểm soát tốt các cơn co thắt và khiến quá trình chuyển dạ ít đau đớn hơn.
Các tư thế yoga cho bà bầu vốn đặc biệt dành cho những bó cơ cần thiết trong quá trình vượt cạn, do đó nó giúp cho phần hông của bạn được uốn dẻo và linh hoạt hơn. Một số tư thế như tư thế squat có thể giúp làm giãn phần hông và xương chậu một cách hiệu quả.
3. Nên lựa chọn tư thế tập yoga như thế nào?
Có lợi là vậy, tuy nhiên không phải bất kỳ tư thế, bài tập yoga nào cũng đều có lợi và được khuyến khích cho các mẹ bầu. Vẫn có một vài động tác với độ khó cao mà các mẹ bầu cần tránh, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu nên tập yoga hàng ngày, mỗi buổi kéo dài khoảng 30 phút. Nếu không có đủ thời gian để thực hành hàng ngày, nên thực hiện tối thiểu ba lần mỗi tuần. Trước khi kết thúc mỗi bài tập, nên dành từ 5-10 phút mát-xa và trò chuyện để kết nối cùng con.
Các mẹ bầu cần tránh những tư thế khó hoặc vượt quá khả năng. Ngoài ra, những tư thế đòi hỏi phải vặn người quá mức cũng cần tránh, vì chúng có thể làm tách nhau thai ra khỏi tử cung. Tránh các cử động liên quan đến ngồi và đứng liên tục cũng như các cử động nhanh. Cụ thể, tránh các tư thế như trồng cây chuối và chạm gót chân vào bụng trong tư thế đứng. Tránh nín thở hoặc thở nhanh và mạnh.
4. Tập yoga kết hợp với ăn uống khoa học
Ngoài ra, việc nạp dinh dưỡng trước và sau mỗi buổi tập yoga cũng quan trọng không kém. Các mẹ bầu cần lưu ý, duy trì một kết cấu bữa ăn hợp lý theo công thức:
– 9 phần ngũ cốc (bánh mì, cơm, mì ống…)
– 2-3 phần thực phẩm giàu protein: thịt, gia cầm, cá, đậu, trứng và nhóm các loại hạt
– 4 phần rau
– 3 phần trái cây
– 3 phần sữa, sữa chua và pho mát.
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu bằng ngũ cốc
Tập yoga kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý rất tốt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Điều quan trọng là phải thực hành các bài tập được khuyến nghị một cách an toàn và có kiểm soát. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác