Nếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh tét, bánh chưng thì nhất định Tết Trung Thu không thể thiếu bánh dẻo, bánh nướng. Hãy cùng Kingfoodmart tìm hiểu tại sao lại ăn bánh trung thu và bánh trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa gì?
1. Nguồn gốc và ý nghĩa bánh trung thu:
Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết, tại Trung Quốc vào cuối thời Nguyên, trong một cuộc khởi nghĩa nông dân, người dân đã sử dụng bánh trung thu làm phương tiện truyền tin tức. Chiếc bánh hình tròn bên trong có một tờ giấy ghi thời gian, chỉ vào lúc trăng sáng nhất, tức là rằm tháng 8.
Bánh trung thu có hình dạng vuông thể hiện sự vững chắc của mặt đất, trong khi bánh tròn biểu trưng cho sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống.
2. Tại sao lại ăn bánh trung thu vào ngày Rằm tháng 8?
Dịp Trung thu là thời điểm mà gia đình Việt Nam tụ tập, quây quần bên nhau để thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Việc ăn bánh trung thu trong ngày tết đoàn viên cũng mang ý nghĩa cầu mong sự bình an, hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.
Pha trà táo đỏ thưởng thức cùng bánh trung thu
Ý nghĩa của bánh trung thu là tượng trưng cho sự trọn vẹn, sung túc và đoàn viên của gia đình. Bánh trung thu dẻo hình tròn biểu thị sự đoàn viên, trong khi màu trắng của bánh thể hiện sự thủy chung và khăng khít của vợ chồng. Bánh trung thu nướng thể hiện sự bền chặt, vĩnh cửu và ý nghĩa rằm tháng 8 trong cuộc sống. Ngoài ra, nhân bánh trung thu có nhiều vị mặn, ngọt thể hiện sự ấm áp và đầy đủ yêu thương của gia đình.
3. Các loại bánh trung thu phổ biến:
Ở Việt Nam bánh Trung thu gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng: Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn.
Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm dăm bông, thịt heo, vi cá, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…
Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã hiểu được lý do vì sao mỗi dịp rằm tháng 8 lại ăn bánh trung thu và cũng đã hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của loại bánh này. Đến tết Trung thu, hãy dành thời gian cùng gia đình thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, chất lượng nhất!
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác