Rằm tháng 7 là một ngày rằm quan trọng trong năm. Vào dịp này, mọi người thường chuẩn bị mâm lễ vật gồm chè, xôi, trái cây để cúng ông Táo. Tuy nhiên, dù cho tổ chức lễ cúng bằng bất kỳ hình thức nào cũng cần phải thành tâm. Cùng xem bài viết dưới đây để biết được những điểm cần lưu ý khi cúng ông Táo rằm tháng 7 bạn nhé!
1. Ý nghĩa của việc cúng ông Táo
Vào ngày 15 âm lịch hàng tháng, còn gọi là ngày rằm, được coi là dịp mang lại nhiều may mắn nhất trong tháng theo quan niệm phong thủy. Do đó, mọi người thường mua lễ vật để cúng ông bà tổ tiên, các vị thần linh và ông Táo, thể hiện lòng thành kính và mong muốn gia đình luôn hòa hợp, bình an. Với các hộ kinh doanh nhà hàng, quán ăn, việc cúng ông Táo vào những dịp rằm càng quan trọng hơn. Điều này tượng trưng cho sự cầu mong sự thuận lợi trong kinh doanh, bếp núc và lửa củi được bảo vệ an toàn.
Rằm tháng 7 là một ngày rằm quan trọng trong năm với ý nghĩa là để gia chủ biếu cảm ơn ông Táo quân đã bảo vệ lửa, bếp núc trong nhà luôn an toàn và ấm cúng cả một năm. Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 là tháng mà các linh hồn viếng thăm trần gian và có thể gây rối cho con người. Do đó, việc cúng ông Táo nhằm cầu xin các vị thần linh bảo vệ và trấn áp các linh hồn để không làm phiền cuộc sống của con người.
2. Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo
Rằm tháng 7 là một ngày rằm quan trọng, nên từ việc chuẩn bị mâm cúng đến nghi thức cúng, bạn nên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị mâm cúng ông Táo rằm tháng 7: 1 chai rượu trắng, 1 đĩa trái cây, 1 đĩa trầu cau, nến, 3 hoặc 9 lễ tiền vàng, 1 bình hoa cúc, 1 ấm trà.
Chuẩn bị trái cây cúng ông Táo
Ngoài những lễ vật bắt buộc như trên, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một mâm cỗ mặn tùy theo phong tục của vùng miền để cúng ông Táo. Dưới đây là một số món bạn có thể tham khảo: 1 đĩa xôi gấc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa chả giò, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa rau xào. Những món trên đây chỉ là để gợi ý, ngoài ra bạn có thể giảm bớt hoặc thêm vào các món sao cho phù hợp với điều kiện gia đình, phong tục.
3. Nghi thức cúng ông Táo
Nghi thức cúng ông Táo rằm tháng 7 rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo các bước sau đây:
Bước 1: Đốt 1 cây nến và đặt trên bàn thờ cúng.
Bước 2: Đốt 1 hoặc 3 hoặc 5 cây nhang, sau đó chắp tay, đọc văn khấn cúng ông Táo một cách thành tâm.
Bước 3: Sau khi đọc xong văn khấn ông Táo, bạn lạy trước bàn cúng 3 lạy rồi cắm nhang lên bát hương.
Bước 4: Khi nhang cháy hết khoảng ⅔ cây, bạn mang tiền vàng đi hóa vàng trong một cái chậu sạch. Khi cúng xong, bạn đem tiền vàng đi hóa vàng.
Vậy là nghi thức cúng ông Táo đơn giản đã được hoàn thành.
4. Lưu ý khi cúng ông Táo
Không chỉ riêng việc cúng ông Táo mà trong bất kỳ nghi thức trang trọng nào cũng cần nghiêm chỉnh và thành tâm. Khi cúng ông Táo, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng để tỏ lòng thành kính. Trong gia đình, không nên có cãi cọ, lớn tiếng hoặc đánh nhau khi cúng ông Táo. Vì theo quan niệm, điều này có thể sẽ mang lại những điều xui xẻo, không hay đến cho gia chủ.
Khi cúng ông Táo, lễ vật nên để tương đương từ 2 đến 3 tuần hương, khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ mới được hạ xuống. Đối với tiền vàng, không nên đốt quá nhiều, chỉ nên hóa từ 3 đến 9 lễ tiền vàng để nhận được sự bình yên cho gia chủ. Khi cúng ông Táo vào dịp rằm tháng 7, nên cúng trong nhà để không bị ảnh hưởng bởi các linh hồn ngoài đường. Thời gian hợp lý nhất để cúng ông Táo là vào ban ngày hoặc chiều chạng vạng, không nên cúng quá muộn vào buổi tối khuya.
Đây là bài viết về việc cúng ông Táo rằm tháng 7 đầy đủ, chi tiết nhất. Rằm tháng 7 sắp đến, để đảm bảo rằng những khoảnh khắc đó sẽ thật sự đặc biệt và chỉn chu, hãy để Kingfoodmart hỗ trợ bạn! Hãy đặt hàng Kingfoodmart thông qua ứng dụng OneLife với những ưu đãi cực kì hấp dẫn. Đặt hàng ngay bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác