Hôi miệng chính là thủ phạm khiến bạn bè đồng nghiệp ngại ngần khi nói chuyện với bạn. Vậy nguyên nhân của hôi miệng đến từ đâu và những thực phẩm nào giúp bạn trị được mùi hương “kém duyên” này? Cùng khám phá nhé!
Hôi miệng do đâu mà ra?
Khi bạn ăn, những mẩu thức ăn thừa bị mắc vào răng, vi khuẩn phát triển trên những mẩu thức ăn này khiến giải phóng các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi, từ đó gây ra hôi miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất của hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, vi khuẩn trong miệng sẽ tiếp tục phát triển tạo nên một lớp vi khuẩn mỏng được gọi là mảng bám tích tụ trên răng. Khi mảng bám không được quét sạch ít nhất hai lần mỗi ngày, nó sẽ tạo ra mùi hôi và dẫn đến sâu răng.
Đa phần các loại thực phẩm mắc kẹt trong răng đều gây ra mùi hôi nhưng hành và tỏi sẽ khiến mùi hôi mạnh mẽ hơn. Khi tiêu hóa hành và tỏi sẽ dẫn tới giải phóng hợp chất lưu huỳnh vào máu của bạn và khi máu đến phổi, nó ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Mặc dù hơn 90% nguyên nhân gây hôi miệng bắt đầu từ miệng nhưng cũng có một số trường hợp đến từ các bệnh lý bên trong cơ thể như trào ngược axit, nhiễm trùng, biến chứng tiểu đường và suy thận. Khi theo chế độ ăn keto, bạn cũng có thể có mùi hơi thở nhất định.
Mùi tây
Mùi tây là một phương thuốc dân gian phổ biến cho chứng hôi miệng. Mùi hương tươi và hàm lượng chất diệp lục cao cho thấy nó có thể có tác dụng khử mùi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau mùi tây có thể chống lại các hợp chất lưu huỳnh hôi một cách hiệu quả. Để sử dụng rau mùi tây chữa bệnh hôi miệng, hãy nhai lá tươi sau mỗi bữa ăn.
Sữa chua không đường
Sữa chua có chứa vi khuẩn lành mạnh được gọi là lactobacillus. Những vi khuẩn lành mạnh này có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, như ruột của bạn. Nghiên cứu cho thấy sữa chua cũng có thể giúp giảm hôi miệng. Một nghiên cứu được tìm thấy sau sáu tuần ăn sữa chua, 80% người tham gia đã giảm được mùi hôi miệng. Probiotic trong sữa chua có hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của hôi miệng. Để sử dụng sữa chua chống hôi miệng, hãy ăn ít nhất một hộp sữa chua không đường mỗi ngày.
Nước ép dứa
Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh cho việc nước ép dứa chữa hôi miệng nhưng nhiều người lại áp dụng phương pháp này để trị bệnh, đơn giản vì họ thấy nó hiệu quả tức thì. Cách dùng: Uống một ly nước ép dứa nguyên chất sau mỗi bữa ăn, hoặc nhai một lát dứa trong một đến hai phút. Nên nhớ phải súc miệng kĩ bằng nước lọc sau đó để hết đường trong miệng.
Ăn Táo
Táo có thể đẩy lùi mùi của hành tỏi, vậy nên bạn có thể tránh mùi tỏi sau khi ăn xong bằng cách tráng miệng bằng một trái táo.
Tại Kingfoodmart có nhiều loại táo cho bạn lựa chọn, với đa dạng về chủng loại, xuất xứ cũng như giá bán. Đặc biệt nên ăn táo đúng mùa để đảm bảo táo đủ dinh dưỡng nhất có thể.
Trà xanh
Trà xanh là một phương thuốc hiệu quả cho chứng hôi miệng. Nghiên cứu cho thấy trà xanh có đặc tính khử trùng và khử mùi có thể tạm thời làm mát hơi thở. Bạc hà cũng có tác dụng tương tự, vì vậy một tách xanh thêm bạc hà sẽ khá hiệu quả trong việc trị hôi miệng.
Cách dùng: Pha hai tách trà trước khi đi ngủ và để trong tủ lạnh qua đêm. Sáng hôm sau đổ trà mát của bạn vào một chai nước và mang nó đi làm.
Hãy chia sẻ để người thân, bạn bè, những người mắc căn bệnh “kém duyên” này chữa trị được mùi hôi khó chịu nhé 😉